Tham vấn trị liệu từ sự tự nguyện cá nhân

Thứ năm - 01/08/2024 06:38
Stress hay sang chấn tâm lý ngày càng được nhắc đến nhiều hơn trong bối cảnh sống hiện nay. Đối diện với những khủng hoảng với từng mức độ và bối cảnh thường rất khác nhau. Nên tiếp cận trên bình diện cá nhân vẫn luôn được đề cao trong tiến trình tham vấn được diễn ra. Nhìn từ gốc độ cá nhân có thể thấy tham vấn như một tiến trình của những tương quan được thiết lập cho hành trình tự hoặc được chữa lành của từng tổn thương được chia sẻ.  

Theo từng quan điểm/ học thuyết tiếp cận khác nhau của từng thân chủ cụ thể. Nên sự tự nguyện là một nguồn cơn cho khởi đầu tiến trình can thiệp được diễn ra. Đã có rất nhiều trường phái tâm lý học và tham vấn đề cập hay khuyến nghị nhà chuyên môn cũng như thân chủ lựa chọn để áp dụng trong triển khai trị liệu/ can thiệp. Sự chữa lành hay trị liệu được hiểu như một lộ trình phải khởi đi từ sự đồng thuận từ các bên liên quan. Ở đây, thân chủ/khách hàng chính là thành tố đòi buộc thể hiện trên hết. Bên cạnh đó, chính nhà chuyên môn/ chuyên viên tham vấn cũng cần diễn tả khả năng tự nguyện trong việc tiếp cận vấn đề thân chủ đang gặp phải với tâm tình rộng mở để hỗ trợ và dấn thân trong hành trình can thiệp/trị liệu.

Sự tự nguyện trong tiến trình tham vấn/trị liệu cần được thiết lập như môt quy tắc có tính giao ước để những câu chuyện chia sẻ được diễn tả chân thật hết mức có thể . Khi không khởi đi từ sự tự nguyện cách sẵn sàng của cá nhân thì tất yếu sẽ dẫn đến những khuất góc sẽ khó tỏ bày cách triệt để. Và đương nhiên, khi chúng ta còn thiếu tinh thần tự nguyện thì tiến trình chữa lành sẽ còn lâu mới thực sự diễn ra. Trong tương quan tham vấn được ví như một “giao ước” vừa vĩnh cửu vừa nhất thời. Nó vĩnh cửu bởi những nội dung đã chia sẻ sẽ được bảo mật mãi mãi, trừ phi những điều được nghe liên quan đến những nội hàm đạo đức nghiêm trọng tác động đến sự sống của ai đó. Nó nhất thời vì câu chuyện được nghe sẽ nhanh chóng nhường chỗ cho những gợi ý khác có tính tích cực hơn với cả hai phía. Nếu không thực hiện điều này có lẽ bộ nhớ của chúng ta phải khủng khiếp lắm.

Khi câu chuyện của bạn được bộc bạch cùng một người lạ(tham vấn viên) chính là lúc sự mời gọi yếu tố chấp nhận được thực sự bắt đầu. Có thể bước đầu bạn chưa thể nhận được kỹ thuật hay phương pháp cụ thể xem chừng vấn đề của mình sẽ được giải quyết cách rốt ráo theo cách mà chúng tôi thường gặp. Ở đây, sự chấp nhận diễn tả một chiều kích sâu xa về tương quan tin tưởng từ hai phía giữa người nói và người được nghe. Nhưng làm sao để thái độ chấp nhận này không chỉ là hình thức hời hợt giữa hai phía khi câu chuyện không phải lúc nào cũng thú vị với tất cả chúng ta. Do vậy, điều đòi buộc chúng ta giữa bên chia sẻ và bên nghe cần có một tâm thế phù hợp. Nội dung câu chuyện được nói không chỉ là cơ hội để bộc lộ nhưng còn là tất cả con người muốn gửi gắm về phía đối diện. Nên có thể có những nội dung tiêu cực thậm chí lệch lạc cũng cần được đón nhận như nó vốn là mà không kèm lối tư duy xét đoán hoặc kết án. Bởi trong tất cả mọi sự thì chính chúng ta mới là người thực sự thụ hưởng và duy trì sự thụ hưởng ấy lâu dài khi chúng được đặt để ngay trong chính tâm khảm của mình. Và tâm khảm cũng chính là động cơ, là nguồn năng lượng khiến con người hướng về tương lai[1].
Có rất nhiều cản trở trong hành trình tiến hành một ca tham vấn, nhưng cản trở lớn nhất vẫn xuất phát từ chính cá nhân thân chủ. Nên việc khơi gợi những góc nhìn cá nhân sẽ góp phần làm cho tiến trình thiết lập tương quan được thuận buồm xuôi gió hơn. Thực tế cuộc sống của mỗi người vốn đã biến thiên khôn cùng mà bản chất của tham vấn lại muốn nắm bắt những tổn thương/ sang chấn của thân chủ trọn vẹn hết mức có thể. Nên theo chúng tôi việc chuyên viên tham vấn cần đào sâu với những kỹ thuật tiếp cận trên bình diện cá nhân là một tất yếu. Vì dù muốn hay không, trong hành trình tham vấn luôn đòi buộc sự nỗ lực từ chính cá nhân phải chấp nhận buông bỏ sự tự mãn và cái tôi để chấp nhận nhường chỗ cho tâm tình gội rữa mọi góc khuất đời mình trước những liệu pháp được gợi ý. Bởi bản tính tự vệ luôn thường hằn trong mỗi người như là một cơ chế tự nhiên trước mọi tương tác riêng tư, tế nhị. Vì thế, chỉ có sự khởi đi từ chính tâm thế tự nguyện của cá nhân thì mọi liệu pháp tham vấn mới có cơ hội thành tựu phần nào trong tiến trình trị liệu diễn ra.
Nguyễn Dũng
 
 
[1] Nguyễn Thơ Sinh, Các học thuyết tâm lý học nhân cách, NXB Lao động, 2008.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây