Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ sinh viên cần biết

Thứ tư - 01/06/2022 22:19
tim hieu cac phong tuc trong ngay tet doan ngo o cac 3 760x367 1

Ngày mùng 5 tháng 5 là ngày gì?

Cứ đến ngày này, dân ta lại tổ chức cúng, thực hiện văn khấn Tết Đoan Ngọ. Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam được gọi một cách dân dã là tết diệt sâu bọ.

Có những nơi còn gọi là Tết nửa năm. Vì sao Tết Đoan Ngọ gọi là Tết nửa năm trong khi rơi vào tháng 5 âm? Giải thích cho điều này là vì người Việt Nam ở thời cổ đại dùng lịch kiến Tý, tháng đầu năm là tháng 11, vì vậy Tết Đoan Ngọ (ngày mồng 5 tháng 5) vào thời điểm nửa năm.

Trong sách “Phong Thổ Ký”, Tết Đoan Ngọ còn là Tết Đoan Dương. Đoan nghĩa là mở đầy, Ngọ là giữa trưa, Dương là mặt trời, dương khí, vì vậy, Đoan Dương tức là là bắt đầu lúc khí dương đang mạnh.

Ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ 5-5 đây là thời điểm kết thúc mùa vụ, người dân làm lễ thắp hương Tết Đoan Ngọ để tạ ơn trời đất, tổ tiên và mừng mùa vụ, hi vọng mùa màng sắp tới bội thu, và còn theo nguồn gốc Tết Đoan Ngọ xưa kia để cầu mong sâu bọ không phát triển do thời tiết chuyển giao nắng nóng, phòng trừ dịch bệnh cho cây cối, con người.

Vào ngày này, cả nhà nhộn nhịp hơn khi dậy sớm chuẩn bị lễ vật cúng tổ tiên, thần linh. Trẻ được bố mẹ cho ăn rượu nếp, cơm nếp cùng hoa quả khi mới ngủ dậy để “diệt sâu bọ” trong người nên vô cùng hứng thú.

HOÀI PHONG – TRỌNG KHƯƠNG (BAN TUYỂN SINH )

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây