Với định hướng lấy người học làm trung tâm và áp dụng 5 hình thức người thầy, Lớp học đảo ngược (flipped classroom) như một làn gió mới trong phương pháp giảng dạy của giảng viên ngành Quản trị kinh doanh.
Lớp học đảo ngược (flipped classroom) là mô hình giảng dạy năng động, có thể hiểu rằng so với phương pháp học tập truyền thống, sinh viên đến lớp nghe thầy cô giảng bài rồi trở về nhà làm bài tập sẽ được “đảo ngược” bằng phương pháp sinh viên phải xem các tài liệu học tập (hồ sơ môn học, slide bài giảng, video, giáo trình, các bài hướng dẫn…) ở nhà thông qua hệ thống quản lý học tập (classroom, zalo, …). Giờ học ở lớp sẽ dành cho các hoạt động tương tác giúp củng cố thêm các khái niệm đã tìm hiểu, như vậy giúp giảng viên và sinh viên thảo luận, nghiên cứu sâu hơn về các vấn đề trong nội dung môn học.
Phương pháp lớp học đảo ngược đã được áp dụng trong ngành Quản trị kinh doanh trong nhiều môn học, trong năm gần đây giảng viên đã và đang vận dụng mô hình này đối với môn học Quản trị học và Quản trị nguồn nhân lực.
Việc thiết kế chương trình giảng dạy tích hợp giữa hệ thống quản lý học tập và lớp học trực tiếp là cốt lõi của phương pháp
Dưới đây là ví dụ minh họa về mô tả thiết kế chương trình một module trong môn học Quản trị nguồn nhân lực được thực hiện theo mô hình lớp học đảo ngược.
Module: phỏng vấn tuyển dụng.
Sinh viên đươc yêu cầu xem những tài liệu trước khi đến lớp, cụ thể:
https://www.youtube.com/watch?v=-m5QOegZGOE
https://www.youtube.com/watch?v=dm0xZrPBD_0
Để thúc đẩy sinh viên chuẩn bị bài trước khi đến lớp, giảng viên sẽ nhắc nhở trước 1 tuần và thu hồ sơ ứng viên và video trước 2 ngày.
Lớp học trực tiếp tổ chức mỗi tuần 1 lần, sinh viên sẽ được tham gia trải nghiệm một buổi mô phỏng phỏng vấn xin việc thực sự nhằm rèn luyện kỹ năng trả lời phỏng vấn cũng như học hỏi từ phương pháp phỏng vấn từ các nhà lãnh đạo
Tổng kết và báo cáo kết quả đánh giá về buổi phỏng vấn, sinh viên cần hoàn thiện và điều chỉnh ở những nội dung gì, mức độ đạt được của hồ sơ xin việc và phỏng vấn bằng tiếng Anh.
Có thể nhận thấy rằng lĩnh vực quản trị kinh doanh là lĩnh vực mang tính thực tiễn cao, là điều kiện lý tưởng để áp dụng mô hình lớp học đảo ngược, phương pháp này có tính thuyết phục rất cao, hầu hết sinh viên khi nghe giảng được đánh giá là rơi vào tình trạng “low level thinking” tuy nhiên khi ứng dụng các hoạt động học, sinh viên sẽ ở “high level thinking”, theo mô hình này sinh viên sẽ chuyển từ việc thụ động nghe giảng và chỉ nhận kiến thức từ giảng viên sang học tập chủ động thông qua việc đọc và xem các tài liệu môn học, làm việc nhóm, thuyết trình, phản biện và sự tương tác giữa giảng viên – sinh viên và sinh viên – sinh viên.
Sinh viên nghiên cứu tài liệu các tài liệu môn học, làm việc nhóm và tương tác với nhau trong quá trình học tập.
Các hoạt động tương tác giúp củng cố, thảo luận và nghiên cứu sâu hơn về các vấn đề trong nội dung môn học.
Hơn nữa đối với hệ thống dữ liệu học tập sinh viên được chọn lựa thời gian và địa điểm học tập, có thể dừng lại ở những phần trọng tâm, những phần chưa hiểu; hay lướt qua những ý đã nắm được, với việc chuẩn bị và xem trước bài giảng và hướng dẫn ở nhà, sinh viên sẽ có định hướng trong việc đặt câu hỏi, thảo luận, đào sâu vấn đề khi lên lớp.
Sinh viên chủ động trong việc tìm kiếm hệ thống tài liệu học tập tại thư viện.
Sinh viên truy cập hệ thống dữ liệu học tập tại thư viện.
Tuy nhiên việc áp dụng phương pháp này trên thực tế vẫn gặp những khó khăn nhất định:
Phương pháp lớp học đảo ngược được áp dụng đã cho thấy tính khả thi cao, tiến trình học tập không chỉ xóa dần thói quen thụ động, trông chờ vào giảng viên mà còn nhấn mạnh vai trò tích cực, chủ động của sinh viên, đồng thời tạo ra thói quen tương tác cũng như hình thành thái độ, tư duy và kỹ năng quan trọng của công dân trong thời đại số. Qua đó thấy rõ vai trò của việc áp dụng 5 hình thức người thầy trong học tập và giảng dạy, việc học tập không chỉ gò bó trong lớp học mà có thể mở ra với nhiều không gian khác nhau: ngoài thực tế, thư viện, tại nhà hay bất cứ nơi đâu mà sinh viên có thể học tập. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế và sự phát triển của thế giới.
ThS. Nguyễn Thị Yến Liễu – Khoa Kinh tế
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn