Dịch bệnh Covid-19 tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là sự ảnh hưởng đến thị trường lao động tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Nền kinh tế 4.0 ra đời và được cho là giải pháp tối ưu, bền vững trong thời điểm thương mại toàn cầu hoá đang phát triển mạnh nhưng lại bị hạn chế trong việc di chuyển. Vì vậy, người lao động hiện tại và tương lai cần phải nhanh chóng trang bị và nâng cấp kiến thức, kỹ năng của bản thân về nhiều mặt để đáp ứng được xu hướng thị trường mới. Với sự thay đổi về nhu cầu nguồn nhân lực hướng đến chất lượng thay vì số lượng, giáo dục đại học cũng nhanh chóng có nhiều điều chỉnh.
Tại sao nên chọn học ngành mang tính liên ngành, đa ngành?
Giáo dục liên ngành hiện đang là một xu thế của các trường đại học, hướng đến việc trang bị cho sinh viên một hành trang đầy đủ và chất lượng khi bước vào môi trường làm việc toàn cầu.
“Tôi khuyên các em nên lựa chọn ngành nghề có tính chất đa ngành, liên ngành. Xu hướng đào tạo đại học hiện nay trên thế giới không còn đi vào các ngành hẹp. Đào tạo đại học không phải dạy nghề, mà giúp người học có tư duy, phương pháp, cách tiếp cận để sẵn sàng thích ứng với xã hội ngày càng thay đổi nhanh chóng”. Đây là lời khuyên của thầy Bảo Khuyên chia sẻ trong buổi tư vấn trực tuyến chủ đề “Chọn ngành nào trong nhóm ngành kinh tế, tài chính, kinh doanh?”, diễn ra vào tối ngày 16/12.
Cùng quan điểm trên, ThS Nguyễn Hải Trường An - Giám đốc Trung tâm truyền thông và Tư vấn tuyển sinh cũng nêu quan điểm: “Một ngành học ra sẽ làm được nhiều nghề, một nghề có thể người học nhiều ngành khác nhau làm việc”.
Thế nào là đào tạo đa ngành, liên ngành?
Giáo dục mang định hướng liên ngành, đa ngành là hình thức đào tạo sẽ kết hợp và giao thoa giữa các nhóm ngành như: giáo dục, văn hóa, xã hội, khoa học… Khi học ngành nghề này, sinh viên không những có cơ hội trao đổi được kiến thức kỹ năng từ những ngành nghề khác nhau, đáp ứng yêu cầu cao của thị trường lao động, mà còn giúp phát huy khả năng chủ động, làm chủ trong việc học của sinh viên.
Ngành Ngôn ngữ Anh tại Trường Đại học Bình Dương có phải là một ngành học liên ngành không?
Nhiều học sinh và phụ huynh cho rằng học ngành Ngôn ngữ Anh là học cách sử dụng thành thạo tiếng Anh để có thể giao tiếp với người nước ngoài. Nhưng ngành học này không đơn giản là như vậy.
Bên cạnh mục tiêu cải thiện năng lực nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh, tại Trường Đại học Bình Dương, người học còn được trang bị các kiến thức liên ngành như: quảng cáo, tiếp thị, kinh tế thương mại, văn học, văn hóa, xã hội... Với các kiến thức này, sinh viên sẽ có nhiều kiến thức để hòa nhập nhanh chóng với công việc trong tương lai. Đặc biệt, Nhà trường còn trang bị thêm các học phần kỹ năng như: tư duy phản biện, thuyết trình… giúp sinh viên ngày càng tự tin hơn trong giao tiếp xã hội.
Cơ hội nghề nghiệp
Với chương trình đào tạo thực dụng và mang tính liên ngành, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh tại Trường Đại học Bình Dương có thể chọn làm ở nhiều ngành nghề đa dạng như:
- Làm việc ở các văn phòng công ty, tập đoàn đa quốc gia;
- Trở thành các nhà biên, phiên dịch;
- Giảng dạy tiếng Anh, hoặc dùng tiếng Anh dạy các kỹ năng khác ở nhiều trung tâm, trường học.
Đặc biệt, sinh viên có thể dùng tiếp tục sự nghiệp học tập trong tương lai ở các quốc gia khác khi có trong tay bằng cử nhân Ngôn ngữ Anh.
Giáo dục liên ngành là một hình thức đào tạo bền vững trong kỷ nguyên mới. Nếu bạn thực sự là người thích sự năng động và luôn sẵn sàng trải nghiệm những nền văn hóa mới thì đừng ngần ngại lựa chọn ngành học này. Trường Đại học Bình Dương luôn mở rộng cánh cửa, chào đón các bạn trẻ đến để kiến tạo tương lai./.
Thảo Trâm – Khoa Ngoại ngữ
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn