Nhắc đến kinh doanh, nhiều bạn thường chỉ nghĩ đến các công việc quen thuộc như gặp gỡ khách hàng, bán hàng, marketing… mà quên mất một mảng cực kì quan trọng là logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Người làm công việc này giống như “chiến binh thầm lặng” phía trong “hậu trường”, có thể nắm được bức tranh toàn cảnh của cả một hệ thống để đưa ra chiến lược phát triển sản xuất sao cho hiệu quả nhất và “phân bổ hàng hóa” tới tay khách hàng ở khắp nơi trên thế giới một cách nhanh nhất. Vì đây là ngành “em út” trong các ngành mới tại Trường Đại học Bình Dương (BDU), do đó trong bài viết này, Ban Biên tập đã mời ThS. NCS. Nguyễn Quỳnh Lâm – Chuyên viên truyền thông Viện IMALOG (Quản trị Công nghiệp và Logistics) sẽ cùng giải mã chuyên ngành học thú vị này để giúp quý phụ huynh và các bạn hiểu rõ “tất tần tật” về ngành học hợp xu thế nhất hiện nay.
Logistics là thuật ngữ chuyên ngành có gốc Hy Lạp, nghĩa tiếng Việt là “hậu cần”. Logistics là một phần của chuỗi cung ứng bao gồm tổng thể những công việc liên quan đến hàng hóa gồm: đóng gói, vận chuyển, lưu kho, bảo quản cho tới khi hàng được giao đến người tiêu thụ cuối cùng. Shipper giao hàng mà mọi người thường thấy chỉ là một phần nhỏ của công việc logistics.
Lấy ví dụ cho các bạn dễ hiểu, ngành học Logistics và quản lý chuỗi cung ứng sẽ cho bạn câu trả lời chính xác nhất về quy trình các bước từ khi bạn đặt mua một sản phẩm từ các trang bán hàng như Shopee, Lazada, Amazon… cho tới khi sản phẩm đó đến được tay bạn thật nhanh chóng mà vẫn đảm bảo chất lượng.
Tóm lại, người làm nghề Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có trách nghiệm đưa ra chiến lược phát triển sao cho hiệu quả nhất, tối ưu nhất và phân bố hàng hoá tới khách hàng. Chức năng của ngành Logistics không chỉ là giao nhận, vận tải mà còn bao gồm các hoạt động khác như kho bãi, lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, luân chuyển hàng hóa, xử lý hàng hư hỏng… Nếu làm tốt Logistics thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí vận chuyển không hề nhỏ, điều đó đồng nghĩa với giá thành sản phẩm sẽ được hạ xuống từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và đem về nhiều lợi nhuận.
2 . Nơi làm việc đa dạng
Ngành nghề nào cũng đòi hỏi phải có hoạt động của kho bãi và giao nhận hàng bên cạnh hoạt động sản xuất. Vì thế, các logistician làm rất nhiều công việc hàng ngày và nơi làm việc thì vô cùng phong phú. Từ nhà máy, xưởng công nghiệp cho đến văn phòng. Thậm chí đôi khi là tại các nơi kiểm tra, bốc dỡ hàng hóa như sân bay hay bến cảng. Mỗi nơi sẽ phân bố một lượng người nhất định.
Khi tốt nghiệp ngành học này đồng nghĩa với việc bạn có khả năng trải nghiệm ở rất nhiều vị trí việc làm và nhiều công ty, doanh nghiệp, miễn là những công ty doanh nghiệp này có liên quan đến sản xuất kinh doanh.
Hơn nữa, Logistics là một lĩnh vực kinh doanh có đóng góp rất lớn trong hoạt động kinh tế, đặc biệt là xuất nhập khẩu của mỗi quốc gia. Với một loạt các hiệp định thương mại như TPP, FTA,.., Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội xuất khẩu hàng hóa ra thế giới. Vì thế, triển vọng phát triển của ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng này là rất lớn, mở ra hàng ngàn cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên.
Theo dự báo đến năm 2030, nhu cầu nhân lực của ngành Logistics Việt Nam lên đến 2,2 triệu lao động với hơn 30.000 doanh nghiệp Logistics đang hoạt động trên cả nước. Tuy nhiên, ngược lại với đó, số lượng nhân sự hiện tại của ngành này chỉ đáp ứng được 40%, trong đó 10% nhân lực được đào tạo bài bản.
Chi phí Logistics tính trên GDP hiện tại đã lên đến hơn 20%, chính vì thế ngành này cần hơn bao giờ hết nguồn nhân lực có trình độ cao để quản lý quy trình Logistics trong nước. Dự đoán trong tương lai sẽ cần đến khoảng hơn 200.000 nhân sự Logistics. Theo báo cáo của Adecco - doanh nghiệp chuyên về nhân sự: Sinh viên tốt nghiệp ngành Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng ra trường có cơ hội việc làm lên tới 75% cùng mức lương khá hấp dẫn.
Mặc dù ngành Logistic còn khá mới ở Việt Nam, nhưng những công việc đầu ra của nó thì rất nhiều. Có thể công việc Sales Logistics cần sự nhạy bén và chịu khó của đàn ông hơn. Trong khi đó, những công việc ngồi bàn giấy như nhân viên chứng từ thì lại cần sự tỉ mỉ và cẩn thận của phụ nữ.
Tóm lại, các bạn đọc phái nữ cứ yên tâm. Không cần quá lăn tăn mình có nên học Logistics không. Mình tin chắc bạn sẽ phù hợp nếu bạn thật sự yêu thích nó. Có rất nhiều vị trí trong ngành logistic rất phù hợp với phái nữ. Ví dụ: Tính toán và quản lý tồn kho, nhân viên chứng từ, quản lý kho nguyên liệu,…
Vì thế, ngành học này phù hợp với tất cả các bạn, miễn sao bạn có một sức khoẻ tốt, nhanh nhẹn, đặc biệt là tính tỉ mỉ thì mức độ thành công của bạn sẽ cao hơn đó.
Tỉnh Bình Dương có hơn 28 cụm – khu công nghiệp với hệ thống kho bãi nhiều đây là điều kiện rất tốt để các bạn có thể tham gia kiến tập và làm việc tại tỉnh.
Vì đây là khóa đầu tiên, Nhà trường sẽ có nhiều sự quan tâm, đầu tư để phát triển ngành. 100% sinh viên đều được học Kỹ năng mềm và Ngoại ngữ ngay từ khi còn chập chững bước vào năm thứ nhất. Cùng với môi trường học tập năng động và mô hình gắn liền với thực hành, kết hợp giảng viên đến từ doanh nghiệp về giảng dạy cho sinh viên, khuyến khích sinh viên học tập, làm việc trải nghiệm tại doanh nghiệp cùng với việc đi đầu trong việc đào tạo, cung cấp nhân sự chất lượng cao cho các doanh nghiệp, chắc chắn rằng BDU sẽ là lựa chọn đúng để học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng đầy triển vọng này.
Bên cạnh đó, trong thời gian học tập, sinh viên ngành được tham gia các hoạt động giao lưu trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp với các doanh nhân; được Nhà trường tổ chức các chuyến tham quan, thực tế chuyên môn nghề nghiệp tại các doanh nghiệp nhằm bổ sung các kiến thức và kinh nghiệm thực tế về ngành.
Và cuối cùng, Nhà trường còn có Ký túc xá cùng chi phí sinh hoạt rẻ rất phù hợp để an tâm học tập và làm việc.
Ban Biên tập
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn