Học Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại tại BDU là học những gì?
Hỏi và thắc mắc về những điều mình đã được học ứng dụng trong thực tế ra sao?
Hiểu về những công việc mà mình cần phải làm, và kỹ năng mình cần phải có khi “Onboard” vào Ngân hàng cụ thể là gì?
Hành - Hành động ngay để trau dồi kiến thức, kỹ năng còn thiếu sót (“đóng GAP”) nhằm đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng thông qua các buổi chia sẻ thực hành cùng Chuyên gia.
Với 50% thời lượng học - thực hành cùng chuyên gia ngân hàng, môn học Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại đã đạt kết quả rất thành công. Các chuyên gia được mời tham gia giảng dạy có tâm huyết trong việc đào tạo thế hệ trẻ, có kinh nghiệm trong quản lý, kiểm soát và kinh doanh trong ngành ngân hàng.
Bà Nguyễn Hồng Hạnh giảng dạy sinh viên Khoa Kinh tế
Bà Nguyễn Hồng Hạnh - Nguyên Giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - CN Bình Dương; Nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - CN Bình Dương đã trực tiếp giảng dạy phần thực hành với các nghiệp vụ cơ bản như: Mở tài khoản thanh toán và tài khoản tiết kiệm, cấp tín dụng, bảo lãnh... Sinh viên được tiếp cận những quy trình công việc và thực hành trên các bộ hồ sơ thực tế tại ngân hàng thương mại. Bà Nguyễn Hồng Hạnh đã truyền đạt đến sinh viên sự trải nghiệm thực tế về môi trường làm việc chuyên nghiệp, về vai trò của các vị trí trong phòng ban, bộ phận tại Ngân hàng. Bênh cạnh đó, sinh viên còn hiểu rõ văn hóa kinh doanh hiệu quả, chỉ tiêu KPI khi làm việc tại ngân hàng. Ngân hàng là một tổ chức có ứng dụng công nghệ số cao trong quản lý để tạo một “sân chơi” công bằng cho những nhân viên trẻ năng động, sáng tạo và cống hiến.
Bộ môn Tài chính – Ngân hàng, Khoa Kinh tế
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn