Với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy, đội ngũ giảng viên cơ hữu Khoa Kinh tế Trường Đại học Bình Dương đã và đang nỗ lực cập nhật kiến thức chuyên môn và tích cực trong hoạt động nghiên cứu. Gần đây, ThS. Phạm Ngọc Thẩm – Giảng viên Khoa Kinh tế đã trúng tuyển vào chương trình Joint Doctorate Program (JDP), chuyên ngành Kinh tế phát triển.
ThS. Phạm Ngọc Thẩm - Giảng viên Khoa Kinh tế Trường Đại học Bình Dương
ThS. Phạm Ngọc Thẩm (thứ 5, từ phải sang) cùng Lãnh đạo và giảng viên Khoa Kinh tế tham gia chương trình “Tiếng hát hai thế hệ” nhân ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/2019) do Khoa Kinh tế tổ chức
Cô Phạm Ngọc Thẩm cho biết: Có thể nói, với những người có đam mê nghiên cứu về kinh tế học thì đây là cơ hội rất lớn để phát triển. Tuy nhiên, việc trúng tuyển ở đợt này hay ở bất kỳ bậc học nào chỉ là bước đầu tiên và đoạn đường phía trước còn rất dài, cần phải nỗ lực và miệt mài học tập để có thể hoàn thành mục tiêu đặt ra.
Trường Đại học Erasmus trên bảng xếp hạng QS World University Rankings
Chương trình JDP là chương trình liên kết giữa Đại học Kinh tế TP. HCM (UEH) và viện ISS – Đại học Erasmus - Trường hiện đang nằm trong top 30 thế giới về đào tạo Kinh doanh & Quản lý theo bảng xếp hạng của QS World University Rankings. Chương trình là sự nỗ lực lớn của UEH trong việc phát triển từ chương trình Cao học giữa Việt Nam – Hà Lan.
Tòa nhà của Viện Nghiên cứu Xã hội Quốc tế (ISS) thuộc Đại học Erasmus Rotterdam, nơi đây sẽ là nơi cô Phạm Ngọc Thẩm học tập và nghiên cứu trong khoảng thời gian học tại Hà Lan
Thông qua trao đổi, được biết Christian-Albrechts-University zu Kiel (Đức) – Trường hiện đang đứng thứ vị trí 478 trong các trường đại học tốt nhất thế giới theo bảng xếp hạng của QS World University Rankings, chính là nơi cô Phạm Ngọc Thẩm học tập và nghiên cứu ở bậc thạc sĩ với chuyên ngành Kinh tế học và Kinh tế Tài nguyên & Môi trường.
Toàn cảnh và không gian học tập tại Đại học Erasmus Rotterdam
Chia sẻ về kinh nghiệm cho các bạn sinh viên Trường Đại học Bình Dương trong việc tìm kiếm cơ hội được học tập tại nước ngoài, cô Phạm Ngọc Thẩm cho biết: Trong xu hướng quốc tế hóa và đa dạng hóa giáo dục, các trường đại học tại nước phát triển luôn mở cửa chào đón rất nhiều sinh viên từ các nước có nền giáo dục đang phát triển như Việt Nam. Vì vậy, trở thành công dân toàn cầu không còn là một ước mơ quá xa xỉ. “Các bạn sinh viên nên tích cực, chủ động nắm bắt cơ hội trải nghiệm các nền giáo dục phong phú trong một thế giới phẳng đã được giảm đi rất nhiều rào cản như hiện nay” – Cô Phạm Ngọc Thẩm nhấn mạnh.
Ban Biên tập
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn