Trong xu thế hội nhập và phát triển của nước ta hiện nay, sức khỏe và thực phẩm đã được con người quan tâm và chú trọng nhiều hơn, các sản phẩm chế biến từ gạo giúp ích cho sức khỏe đang là một xu thế mới cũng như đóng vai trò quan trọng trong ăn uống, phòng và điều trị bệnh. Năm 1982, giáo sư Ohsawa đã công bố phương pháp thực dưỡng - macrobiotics có tác dụng rất quan trọng đến việc ngăn ngừa và chữa bệnh ung thư tại Nhật Bản. Nguyên liệu chính sử dụng trong phương pháp này là gạo lứt và các loại sản phẩm phối chế từ gạo lứt.
Gạo lứt (giống gạo đỏ và còn lớp cám đỏ) ngày càng được chú ý sử dụng vì có nhiều tính chất có lợi cho sức khỏe. Gạo lứt được cho là có lợi cho sức khỏe đối với những người bị bệnh tim mạch, người già và phù hợp cho người ăn kiêng. Lớp cám gạo là nguồn cung cấp tốt các vitamin (đặc biệt là nhóm B), các chất khoáng (đặc biệt là sắt) và các chất xơ. Việc tiêu dùng cơm gạo lứt ngày nay được chú ý nhiều hơn do ý thức của người tiêu dùng về tương quan giữa ăn uống và sức khỏe tăng lên. Do đặc tính và cấu trúc mà nấu cơm gạo lứt mất nhiều thời gian hơn các giống gạo thông thường. Điều này ở một mức nào đó gây phiền hà cho người muốn sử dụng.
Giai đoạn hấp nguyên liệu
Nhận thấy được tầm quan trọng và lợi ích mà gạo lứt mang lại, Viện Công nghệ Thực phẩm và Bảo quản sau thu hoạch Trường Đại học Bình Dương đã nghiên cứu và chế biến thành công nhiều thực phẩm sấy khô từ gạo lứt.
Giai đoạn chiên giòn
Gạo lứt được phối trộn với các hạt ngũ cốc, rong biển, chà bông và gia vị theo tỷ lệ phù hợp sau đó qua các công đoạn chế biến để tạo ra thành phẩm. Sản phẩm đảm bảo các tiêu chí Chất lượng – Hợp vệ sinh – Không chất bảo quản. Sản phẩm đã được chế biến sẵn rất tiện lợi khi sử dụng, thơm ngon phù hợp với mọi lứa tuổi và tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Giai đoạn định hình sản phẩm
Các sản phẩm được làm từ gạo lứt do Viện Công nghệ Thực phẩm và Bảo quản sau thu hoạch sản xuất
Nguyễn Kim Khánh – Viện Công nghệ Thực phẩm và Bảo quản sau thu hoạch
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn