Đó là ý kiến phát biểu của bà Trần Tuyết Minh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước tại Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu bảo quản trái cây sau thu hoạch bằng chế phẩm nano-chitosan ở tỉnh Bình Phước” do TS. Hoàng Ngọc Cương – Trưởng Khoa Công nghệ sinh học Trường Đại học Bình Dương, Chủ nhiệm đề tài.
TS. Hoàng Ngọc Cương trình bày đề tài trước Hội đồng
Sau hơn 2 năm nghiên cứu, đề tài nghiên cứu của TS. Hoàng Ngọc Cương đã được Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu của tỉnh Bình Phước thông qua. Đặc biệt, tại buổi nghiệm thu, đề tài còn nhận được nhiều ý kiến, đánh giá tích cực từ các sở ban ngành của tỉnh Bình Phước cũng như nhiều chuyên gia đến từ các trường đại học.
Theo đó, đề tài đã thành công tạo được chế phẩm nano-chitosan từ phế liệu vỏ tôm với kích thước hạt nano có thể kháng 3 dòng nấm hại gây bệnh sau thu hoạch trên trái cây có múi là Lasiodiplodia pseudotheobromae, Alternaria alternata, Penicillium digitatum. Đồng thời mô hình triển khai ứng dụng chế phẩm vào bảo quản 3 loại trái cây có múi nêu trên đã đem lại một số kết quả tích cực như: giúp kéo dài thời gian bảo quản, giảm tỷ lệ quả hư thối. Ngoài ra nhóm tác giả còn biên soạn quyển Sổ tay hướng dẫn sử dụng chế phẩm này để bảo quản bưởi, cam, quýt.
Các nhà nghiên cứu chia sẻ ý kiến về đề tài của Nhà trường thực hiện
Công nghệ bảo quản sau thu hoạch đang đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và khép kín chuỗi sản xuất nông nghiệp của nước ta. Theo các số liệu từ nhiều cơ quan chuyên trách cho thấy, những tổn thất sau thu hoạch do chưa biết ứng dụng khoa học kỹ thuật đang có tỷ lệ khá cao, vì thế dẫn đến tình trạng thua lỗ khi đầu ra bị bão hòa, nhu cầu xuất khẩu do lý do đó mà ngưng trệ.
Bà Trần Tuyết Minh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước phát biểu chỉ đạo tại Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu đề tài. Ảnh: Báo Bình Phước
Với thành công trong việc nghiên cứu phương pháp bảo quản trái cây sau thu hoạch bằng chế phẩm nano-chitosan, Khoa Công nghệ sinh học nói riêng và Trường Đại học Bình Dương nói chung hy vọng đây sẽ là “công thức” để giải bài toán nan giải cho ngành nông nghiệp nước nhà ở khâu bảo quản trái cây sau thu hoạch mà trọng tâm là 3 loại trái cây có múi đã nêu ở trên tại tỉnh Bình Phước.
Hoàng Ngọc Cương, Khấu Hoàng Kim Giao – Khoa Công nghệ Sinh học
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn